Cùng với việc quy định cụ thể công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin (nguyên tắc, phương thức, yêu cầu giám sát…),Thông tư mới ban hành của Bộ TT&TT hướng dẫn về hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin quy định rõ về hoạt động giám sát của Bộ TT&TT. Theo đó, mô hình hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin của Bộ TT&TT gồm có hoạt động giám sát trung tâm và hệ thống quan trắc cơ sở.
Hoạt động giám sát trung tâm là việc thu thập, theo dõi, phát hiện, phân tích, xử lý, báo cáo, thu thập chứng cứ về các dấu hiệu tấn công, rủi ro, sự cố ATTT mạng dựa trên các dữ liệu, thông tin ATTT mạng được thu thập bởi giám sát trực tiếp thông qua các hệ thống quan trắc cơ sở hoặc giám sát gián tiếp, đồng thời thực hiện việc lưu trữ các dữ liệu thu thập được dưới dạng sự kiện và quản lý tập trung các hệ thống quan trắc cơ sở.
Giám sát trung tâm được thực hiện thông qua các Hệ thống giám sát các sự cố an toàn mạng và Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam do các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT quản lý và vận hành trên nguyên tắc chia sẻ dữ liệu, hoạt động liên thông để nâng cao hiệu quả giám sát.
Với hệ thống quan trắc cơ sở, theo Thông tư, đây là hệ thống tập hợp các thiết bị, phần mềm có khả năng theo dõi, thu thập, phân tích, cung cấp thông tin nhật ký, trạng thái, cảnh báo cho hoạt động giám sát trung tâm phục vụ cho việc phân tích, phát hiện các sự cố, điểm yếu, nguy cơ, lỗ hổng ATTT mạng.
Được cung cấp các điều kiện kỹ thuật và vị trí đặt phù hợp cho việc hoạt động, thu thập dữ liệu từ đối tượng giám sát theo hướng dẫn của đơn vị chức năng của Bộ TT&TT, hệ thống quan trắc cơ sở sẽ do đơn vị chức năng của Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin xây dựng, thiết lập, quản lý và vận hành theo quy định của pháp luật.
Thiết bị, phần mềm thực hiện quan trắc cơ sở được thiết lập để kết nối và phục vụ cho hoạt động giám sát trung tâm dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ TT&TT.
" alt=""/>Bộ TT&TT giám sát an toàn hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính phủ điện tửTheo website của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đưa tin, Hội thảo về Diễn đàn giáo dục năm 2017 có sự tham gia của các giảng viên, sinh viên, các nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp, chuyên gia đến từ Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan. Việt Nam có Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM tham dự.
Về phía Nhật Bản có các trường Đại học: Osaka Electro Communication University, Hokkaido University of Education, Gifu Shotoku Gakuen University, Osaka Prefecture University College of Technology, Aichi University of Education, Iwate Ichinoseki High School of Technology, Ritsumeikan University; cùng với các doanh nghiệp Hohsen Corp, Mobara Sangyo, COM Institute, Hitachi Systems. Trong khi đó phía Thái Lan có Viện Công nghệ Thai-Nichi Insititute of Technology.
Hội thảo thu hút được hơn 70 người đăng ký tham dự trong đó có 29 giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia và sinh viên nước ngoài. Diễn đàn Giáo dục năm 2017 có 36 bài báo khoa học được đăng vào kỷ yếu Hội nghị và 30 đề tài được báo cáo trong các phiên với các chủ đề khoa học khác nhau. Đây đều là những chủ đề khoa học có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của ngành Điện, Điện tử, CNTT và cũng là nền tảng chính của công nghiệp 4.0.
" alt=""/>Giới trẻ Đà Nẵng tích cực mở diễn đàn về cách mạng công nghiệp 4.0Đặt mật khẩu máy tính và ứng dụng
Đảm bảo rằng tài khoản Windows được bảo vệ bằng mật khẩu. Máy tính xách tay nên được cấu hình để nhập mật khẩu mỗi lần bật máy tính hoặc khi nó thoát khỏi chế độ ngủ đông, ngủ hoặc màn hình bảo.
Mật khẩu tài khoản là một dòng lệnh phòng thủ hiệu quả đầu tiên, nhưng người dùng nên tránh chọn một mật khẩu thường được sử dụng, dễ đoán . Hãy cố gắng chọn một mật khẩu dài, có những kí tự đặc biệt và tất nhiên phải dễ dàng để người khác đoán được rồi.
Giải pháp bảo mật dữ liệu PC này được xem là cơ bản nhất, vì vậy cấp độ bảo mật cũng chỉ ở mức trung bình. Mật khẩu Windows có thể dể dàng bị qua mặt hoặc tháo gỡ, vì thế người dùng không nên “gởi trọn niềm tin” vào nó.
Sử dụng phầm mềm diệt virus
Một trong những cách bảo mật dữ liệu trên máy tính là sử dụng phần mềm diệt virus. Phần mềm độc hại (Malware) là phần mềm được thiết kế để thâm nhập hoặc gây hại cho dữ liệu máy tính mà không có sự đồng ý của người dùng. Nó bao gồm virus máy tính, sâu, trojan, spyware, scareware và nhiều thứ khác nữa và có thể xuất hiện trên các trang web và email. Phần mềm độc hại là một vấn đề nghiêm trọng gây nhiều người sử dụng máy tính. Cách tốt nhất để tránh bị lây nhiễm là chạy một chương trình chống vi-rút chống vi-rút tốt, chúng sẽ quét spyware định kỳ , cảnh báo khi người dùng nhấp chuột vào liên kết email hoặc trang web nguy hiểm. Điều này ít nhiều giúp người dùng tránh được những nguy cơ mất dữ liệu máy tính do phần mềm mã độc gây ra.
Cập nhật phần mềm thường xuyên
Cập nhật phần mềm có thể là một vấn đề gây phiền toái cho người sử dụng vì mất nhiều thời gian, Tuy nhiên chúng là một điều cần thiết, vì các bản cập nhật này chứa các bản vá bảo mật quan trọng, các bản vá lỗi ấy sẽ bảo vệ dữ liệu máy tính của người dùng khỏi các mối đe dọa mới phát hiện gần nhất. Không cài đặt các cập nhật này có nghĩa là máy tính đang gặp nguy hiểm. Để đảm bảo rằng người dùng sở hữu bản cập nhật bảo mật mới nhất từ hệ điều hành hãy bật hãy bật tính năng cập nhật tự động
" alt=""/>Mẹo đơn giản bảo vệ máy tính khỏi bị đánh cắp dữ liệu